Lễ Vọng Phục Sinh 2024

ĐÊM HUYỀN DIỆU

Nghi thức làm phép lửa mới khởi đầu thánh lễ Vọng Phục Sinh. Tất cả chìm trong bóng tối. Nến Phục Sinh được thắp lên. Ánh sáng xuất hiện giữa đêm tối. Chủ sự xướng lên: ÁNH SÁNG CHÚA KITÔ. Tất cả mọi người hân hoan đáp lại: Tạ Ơn Chúa. Ánh sáng rực rỡ chan hoà. Đó là tóm tắt tất cả ý nghĩa của Thánh Lễ. Từ trong bóng đêm huyền diệu đã xuất hiện những kỳ tích của Thiên Chúa. Lời Chúa hôm nay trình bày ba đêm quan trọng của lịch sử nhân loại với ba công trình vô tiền khoáng hậu của Thiên Chúa.  

Thứ nhất là đêm Tạo Dựng.

Thuở ban đầu, trời đất còn hoang sơ. Vũ trụ chỉ là một khối hỗn mang. Con người chưa hiện hữu. Chưa hiện hữu là còn trong bóng tối. Bóng tối này vô cùng dầy đặc. Chẳng ai có thể tự mình thoát ra. Chẳng ai có thể tự mình hiện hữu. Đó là bóng đêm hư vô. Giữa đêm hư vô buồn thảm, bỗng vang lên lời quyền năng của Thiên Chúa. Lời chiếu ánh sáng vào đêm tối hư vô. Lời của Chúa là lời quyền năng. Là lời yêu thương. Là lời làm phát sinh sự sống. Theo lệnh Chúa truyền, vũ trụ thành hình. Vạn vật xuất hiện. Con người từ bóng tối hư vô bước vào ánh sáng hiện hữu: Được thành người; Được sống; Được yêu thương; Được tham dự vào vũ trụ; Được tham dự vào sự sống, tình yêu và hạnh phúc với Thiên Chúa.  Tất cả phát xuất từ bóng đêm. Đêm thật diệu huyền. Đêm hư vô đã trở thành đêm tạo dựng. Đêm ấp ủ tình yêu thương muôn đời của Thiên Chúa. Đêm thai nghén bản thiết kế vũ trụ vô cùng xinh đẹp. Đêm cưu mang sự sống vô cùng phong phú của con người.

Thứ hai là đêm Vượt Qua.

Dân Israel bị làm nô lệ tại Ai cập. Nô lệ không có quyền làm người, không có phẩm giá. Nô lệ bị xếp hạng ngang hàng với súc vật. Chẳng ai thoát ra khỏi ách nô lệ Ai cập, vì Pharao là vị vua đầy quyền lực và sức mạnh, và Ai cập là một cường quốc không ai có thể thắng được. Thật là một đêm đen khủng khiếp. Đó là đêm nô lệ. Nhưng Chúa đã ra tay. Sau mười dấu lạ kinh thiên động địa Pharao chịu để cho dân Israel ra đi. Nhưng đến Biển Đỏ Pharao lại đuổi theo, và Chúa đã làm một việc lạ lùng cả thể, khiến nước biển rẽ ra cho dân Israel đi qua, còn quân binh Ai cập thì chết chìm trong Biển Đỏ. Thật lạ lùng. Biển Đỏ trở thành đường đến sự sống của dân Israel, nhưng lại trở thành mồ chôn chiến xa và chiến mã Ai cập. Ôi đêm nhiệm mầu. Đêm nô lệ trở thành đêm tự do. Đêm bế tắc trở thành đêm Vượt Qua. Đêm Ai cập trở thành đêm Đất Hứa. Cánh tay Chúa hùng mạnh vô song: Cho Israel vượt qua bóng đêm áp bức để sống trong ánh sáng tự do; Vượt qua bóng đêm nhục nhã để sống trong ánh sáng nhân phẩm; Vượt qua bóng đêm nô lệ để sống trong ánh sáng làm con người; Vượt qua bóng đêm nhân loại để sống trong ánh sáng làm con Chúa. Đêm Vượt Qua diệu huyền. Đêm thâm sâu. Đêm cất giấu chương trình khôn dò của Thiên Chúa. Đêm ôm ấp kế hoạch cao siêu muôn đời. Đêm hội tụ sức mạnh quyền năng và tình thương ngàn đời của Thiên Chúa.

Thứ ba là đêm Phục Sinh.

Nếu sống là có tất cả thì chết là mất tất cả, là trở về hư vô, là đi vào bóng tối. Và còn tệ hơn nếu sống mà không bằng chết. Đó là sống mà bị giam cầm, bị trừng phạt. Con người vì phạm tội mà bị chết, bị thần chết giam cầm trong âm ty, bị chìm trong bóng tối tù ngục. Nhưng Chúa đã sai Con Một đến giải phóng con người. Chúa Giêsu đã chịu chết để tiêu diệt thần chết. Chúa vào tận âm ty tối tăm để phá tan bóng tối. Chúa đã phục sinh, phá tan cửa mộ, giải thoát con người, đưa con người trở lại sự sống. Con người lại xuất hiện trong ánh sáng, và lại được sống. Thật diệu kỳ! Nấm mồ bị phá tung. Đêm tăm tối trở thành đêm ánh sáng. Đêm tuyệt vọng trở thành đêm hy vọng. Đêm chết chóc trở thành đêm phục sinh. Chúa giấu kín sự sống trong sự chết. Chúa gieo mầm Phục Sinh trong tử nạn. Chúa ấp ủ ánh sáng trong bóng tối.

Ba đêm kỳ diệu giờ đây hội tụ trong đêm Vọng Phục Sinh này. Chúa Phục Sinh là một cuộc tạo dựng mới. Như xưa Chúa thổi hơi vào bụi đất Adam để làm cho ông có sự sống, thì nay Chúa Phục Sinh thổi hơi ban Thần Khí, để con người sống lại trong linh hồn. Chúa Phục Sinh là một vượt qua mới. Như xưa Chúa giải thoát dân khỏi ách nô lệ Ai cập, nay Chúa Phục Sinh giải thoát tội nhân khỏi bị giam cầm trong tội lỗi. Chúa Phục Sinh trao ban cuộc sống mới. Cuộc sống siêu thoát thế gian. Cuộc sống mơ ước những sự trên trời. Cuộc sống từ bỏ con người cũ tội lỗi theo xác thịt. Cuộc sống cho con người mới sống theo Thần Khí.

Ôi đêm huyền diệu. Đêm quyền năng. Đêm tình yêu. Đêm chiến thắng. Đêm mà sáng hơn ban ngày. Vì đêm có Chúa Kitô Phục Sinh. Ánh sáng Chúa Kitô thật diệu kỳ. Ánh sáng cho ta được hiện hữu. Ánh sáng giải thoát ta khỏi nô lệ. Ánh sáng phục sinh con người chết chóc của ta. Ánh sáng dẫn ta vào cuộc sống mới.

Lạy Chúa Kitô Phục Sinh. Thế giới này đang đau yếu, lụi tàn vì tham lam, độc ác, ích kỷ, bạo lực. Xin Chúa ban ơn phục sinh để thế giới phục hồi lòng bác ái, quảng đại, vị tha, để nhân loại sống trong hạnh phúc. Xin cứu con ra khỏi ách nô lệ là thế gian, xác thịt, hưởng thụ. Xin giải thoát con khỏi ngục tù, là dục vọng, thú tính, tham lam. Xin phục sinh con khỏi cái chết, là tội lỗi, là lười biếng, là khô khan nguội lạnh. Từ đêm tối của con xin hãy làm ra điều kỳ diệu của Chúa. Cho con được sống lại thật về phần linh hồn. 

Reflection about the Hands.

(Attend the Chrism Mass at the Archdiocese of Hartford 2024)

Through the Homily of the Most Reverend Blair in this Chrism Mass, the profound significance of hands in priestly ministry resonated deeply within me. The Archbishop of Archdiocese Hartford eloquently highlighted how hands play a pivotal role in the sacraments, from the anointing of priests and bishops to the imposition of hands during various rituals. This emphasis on the hands serves as a tangible reminder of the sacredness and responsibility inherent in serving as conduits of divine grace.

Expanding on this notion, in His Homily, Archbishop Blair spoke about the symbolic power of oil consecration during the sacrament of anointing. He emphasized how this sacred oil flows abundantly over those in higher orders, while also commissioning and strengthening all believers who partake in this sacrament. It’s a powerful reminder of our collective call to serve and be instruments of God’s love and healing in the world.

Reflecting on the spiritual significance of hands in priesthood, Archbishop Blair, through His Homily also, reminded me of Jesus’ own use of hands in his ministry. Jesus frequently employed the imposition of hands to convey protection, belonging, and most importantly, spiritual healing. This gesture underscores the profound connection between physical touch and spiritual restoration, reminding us of the transformative power of human connection and compassion.

As we navigate the complexities of life, filled with challenges and uncertainties, let us entrust our hands to Christ’s disposal. Let us pray for guidance and strength to use our hands not only for our own benefit but also for the upliftment and healing of others. In times of doubt and fear, may we find solace in the assurance that we are anointed by the Holy Spirit, empowered to bring hope and solutions to a world in need.

In brief, through the messages of Homily of Archbishop Blair in the Chrism Mass today, let us honor the spiritual significance of our hands as symbols of human creativity and the capacity to shape the world with love. Let us embrace our call to be agents of healing and reconciliation, knowing that with faith and unwavering trust, even the greatest mountains can be moved. As we journey forward, may our hands be instruments of God’s peace and our hearts be filled with the courage to live out our divine purpose according to the Message of Gospel.

————

Tham dự Thánh lễ Truyền Dầu tại TGP.Hartford năm 2024, bài giảng của Đức TGM.Blair giúp tôi suy tư về hình ảnh đôi bàn tay. Đức TGM đã quảng diễn và nhấn mạnh về vai trò quan trọng của đôi bàn tay trong thừa tác vụ linh mục, thể hiện trong việc xức dầu cho các linh mục và giám mục, cũng như việc đặt tay trong các bí tích. Ngài nói lên ý nghĩa thiêng liêng của đôi bàn tay trong chức tư tế. Chúa Giêsu nhấn mạnh tầm quan trọng của đôi tay trong việc chữa lành, đồng thời nói lên sự bảo vệ, cùng với việc chúc lành, hoà giải và tương quan với tha nhân. Bàn tay là biểu tượng của sự sáng tạo của con người và khả năng định hình thế giới bằng tình yêu.

Đức TGM kêu gọi toàn thể Cộng đoàn Phụng vụ hãy đặt bàn tay mình trong sự dẫn dắt của Chúa Kitô và giơ tay lên cầu nguyện để được chính Thiên Chúa hướng dẫn trong mọi biến cố của cuộc sống, được trợ giúp để vượt qua những thử thách mỗi ngày. Đồng thời, chúng ta hãy cầu xin sự hướng dẫn và sức mạnh thiêng liêng để sử dụng đôi tay của mình không chỉ vì lợi ích của riêng mình mà còn để nâng đỡ và chữa lành cho người khác. Trong những lúc nghi ngờ và sợ hãi, xin cho chúng ta tìm thấy niềm an ủi khi biết chắc rằng chúng ta được Chúa Thánh Thần xức dầu, được trao ban sứ mạng mang lại hy vọng và giải pháp cho một thế giới đang gặp khó khăn. Khi chúng ta tiến về phía trước, ước gì đôi tay của chúng ta trở thành công cụ bình an của Chúa và trái tim chúng ta tràn đầy can đảm để sống và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa giữa lòng nhân loại hôm nay.

Ngắm 15 sự Thương Khó Chúa .

Tối thứ Ba Tuần Thánh, 26/3/2024, các Linh mục, Chủng Sinh và Nữ Tu Việt Nam đang tu học tại Holy Apostles College & Seminary, Cromwell, Connecticut, đã cử hành buổi Ngắm 15 sự Thương Khó Chúa.

Thật ý nghĩa, vì trong khung cảnh Tuần Thánh, và trong hoàn cảnh xa quê nhà Việt Nam, các cha các thầy các sơ Việt Nam vẫn có thể được cùng nhau suy niệm về cuộc Thương Khó của Chúa qua những cung điệu Ngắm truyền thống của Công Giáo Việt Nam.

Thật ấn tượng, vì mỗi người đến từ những vùng miền khác nhau, những Giáo phận khác nhau, những truyền thống đạo đức Dòng – Triều khác nhau, với những cung điệu ngắm nguyện khác nhau, nhưng cùng chia sẻ với nhau trong một tâm tình cầu nguyện để cùng bước theo Đường Thương Khó của Chúa Giêsu.

Cầu chúc mọi người bước vào Tuần Thánh và cao điểm là Tam Nhật Thánh sốt sắng, nhiều ơn Chúa, nhờ kết hiệp sâu xa vào mầu nhiệm cuộc Thương Khó, Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô – Đấng Cứu độ chúng ta.

——————

Chanted Contemplating Passion of the Lord Jesus in Vietnamese

at the Queen of Apostles’ Chapel at Holy Apostles College & Seminary (Holy Tuesday, March 26, 2024).

Thánh lễ Tiệc Ly 2024

HÃY RỬA CHÂN CHO NHAU

Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15

Thoạt đọc bài Tin mừng Thánh lễ Tiệc Ly ta có chút bỡ ngỡ. Tại sao trong ngày Chúa lập Bí tích Thánh Thể mà bài Tin mừng chỉ nói về việc rửa chân? Nhưng đọc kỹ cả ba bài Sách Thánh và bài Đáp ca, ta mới thấy tất cả làm thành một tổng thể rất cao sâu về Bí tích Thánh Thể. Bài sách Xuất hành tiên báo phép Thánh Thể. Bài thư Côrintô tường thuật việc lập phép Thánh Thể. Bài Đáp ca tán tụng phép Thánh Thể. Bài Tin mừng dạy thực hành Thánh Thể. Xuyên qua các bài đọc ta thấy:

Đây là việc hệ trọng cần chuẩn bị chu đáo.

Dân Israel chuẩn bị cuộc Xuất hành Vượt qua bằng thắt lưng, đi dép. Đó là thái độ sẵn sàng lên đường. Họ chuẩn bị để lên đường ngay tức khắc. Vì họ mong mỏi được thoát khỏi vùng đất nô lệ Ai cập. Vì họ khao khát đi về Đất Hứa. Vì họ muốn thoát khỏi nô lệ cho Pharao. Vì họ muốn được tự do sống trong tình yêu với Thiên Chúa.

Chúa Giêsu chuẩn bị lập phép Thánh Thể bằng việc cởi áo choàng và thắt lưng. Chúa khao khát đi vào diễn tả cuối cùng của tình yêu. Thánh Gioan diễn tả: Chúa Giêsu yêu những kẻ thuộc về mình thì Người yêu cho đến cùng. Cởi bỏ áo choàng là từ bỏ thân phận mình. Từ bỏ đến tận cùng là từ bỏ mạng sống. Thắt lưng là sẵn sàng phục vụ. Phục vụ cho đến tận cùng là hiến mạng sống. Yêu cho đến cùng chính là chết cho người mình yêu. Phép Thánh Thể chính là hiến mạng sống.

Chúa Giêsu chuẩn bị cho ta đón nhận Thánh Thể bằng rửa chân cho ta. Đó là bí tích Hoà giải, tẩy rửa linh hồn trong sạch để xứng đáng lãnh nhận Thánh Thể. Khi chưa hiểu ra vấn đề thánh Phêrô từ chối. Nhưng khi hiểu rồi, thánh nhân xin Chúa rửa cả tay và đầu. Rửa chân vì ta đi vào đường lầm. Rửa tay vì ta làm điều ác. Rửa đầu vì ta phạm tội trong tư tưởng. Phải tẩy rửa toàn bộ con người cho xứng đáng đón nhận Thánh Thể.

Đây là việc hệ trọng vì liên quan đến sự sống

Dân Israel khi ăn tiệc Vượt Qua đã lấy máu chiên bôi lên cửa nhà, và nhờ dấu máu chiên mà họ được cứu thoát. Đó chính là dấu chỉ tiên báo phép Thánh Thể: Con chiên vượt qua bị sát tế để dân Israel được sống.

Bữa Tiệc Ly chính là bữa tiệc Vượt Qua. Trong đó Chúa Giêsu là Chiên Vượt Qua khi Chúa tự hiến mình. Cầm lấy chén rượu trong tay, Chúa nói: “Chén này là Giao Ước mới, lập bằng Máu Thầy”. Đó là máu cứu nhân loại khỏi tội. Máu Chúa rửa ta sạch muôn vàn tội lỗi. Còn hơn thế nữa: Mình Chúa trở thành của ăn; Máu Chúa trở thành của uống. Khác với thịt chiên vượt qua của người Israel chỉ giúp họ ra khỏi Ai cập, Mình Máu Thánh Chúa đem chúng ta đến sự sống đời đời.

Vì thế khi rước lấy Mình Máu Thánh Chúa, ta được hiệp thông với Chúa, như bài Đáp ca diễn tả: “Khi nâng chén chúc tụng, ta được dự phần vào Máu Chúa Kitô”. Như máu chiên bôi lên cửa nhà giúp người Israel được cứu thoát, Máu Chúa bôi lên cửa miệng đem đến cho ta ơn cứu độ, cứu ta thoát khỏi tay tử thần.

Đây là việc hệ trọng vì biến đổi cuộc đời

Nhờ máu chiên dân Israel được cứu khỏi ách nô lệ Ai cập. Từ nay, họ không còn nô lệ cho Pharao và Ai cập. Vào Đất Hứa họ được tự do. Họ sống cho Thiên Chúa.

Chúa Giêsu, khi hiến mình chịu chết, đã từ bỏ tất cả, nên Chúa Cha đã đặt tất cả dưới chân Người. Khi trở nên Thánh Thể, Chúa Giêsu trở nên mọi sự cho mọi người, toàn thể vũ trụ trở nên nhiệm thể của Người.

Khi rước Mình Máu Thánh Chúa, ta được biến đổi, từ bỏ đời sống tội lỗi, ta được kết hợp nên một với Chúa, được nếm trước hạnh phúc thiên đàng.

Đây là việc hệ trọng cần ghi nhớ và thực hành

Sau khi ra khỏi Ai cập, Chúa truyền cho Israel: “Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này”.

Sau khi lập phép Thánh Thể, Chúa Giêsu truyền cho các tông đồ: “Mỗi khi uống, anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy”.

Sau khi rửa chân cho các tông đồ, Chúa truyền: Như Thầy đã rửa chân cho anh em, anh em cũng phải rửa chân cho nhau”. Rửa chân cho nhau là phải chu toàn hai nhiệm vụ: rửa chân và được rửa chân. Ở vai trò của người rửa chân, ta phải làm như Chúa Giêsu: Phải cởi bỏ áo choàng; Phải từ bỏ mình; Phải hiến mình cho anh em. Hiến mình cao nhất là hiến mạng sống, như cha Trương bửu Diệp, như thánh Maximiliano Kolbe. Ở vai trò của người được rửa chân ta phải để anh em rửa sạch những lỗi lầm khuyết điểm. Có những lỗi lầm khuyết điểm ăn sâu vào người ta như khối u bướu ung thư. Phải để anh em kỳ cọ đến toé máu ra mới sạch. Phải dùng dao cắt bỏ mới hết. Như thế, để rửa sạch lỗi lầm cũng phải đau đớn, phải đổ máu. Nhưng khi ta chịu đổ máu ra, máu của ta mới hoà với máu Chúa Kitô trong Thánh Thể. Ta thực hành lời Thánh vịnh Đáp ca: “Khi nâng chén chúc tụng, ta được dự phần vào Máu Chúa Kitô”.

Giờ đây ta đã hiểu việc rửa chân là sống bí tích Thánh Thể. Người rửa cũng phải từ bỏ mình như Chúa Giêsu hiến mình. Người được rửa cũng phải từ bỏ tội lỗi xưa cũ để sống thành con người mới. Xứng đáng với Chúa Giêsu Thánh Thể. Đó chính là thực hành bí tích Thánh Thể trong đời sống.  

Mừng Lễ Thánh Giuse – Bạn Trăm Năm Đức Maria

Mừng Lễ Thánh Giuse.

Xin Thánh Cả hằng gìn giữ, chở che, hộ phù và cầu bầu cho chúng ta được muôn ơn lành của Thiên Chúa.

SOLEMNITY OF SAINT JOSEPH, THE SPOUSE OF THE BLESSED VIRGIN MARY.

Ite ad Joseph.

———-

THÁNH GIUSE GIÁO DÂN

2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a

Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là vị thánh lớn nhất? Chắc chắn mọi người đều trả lời: Thánh Cả Giuse là vị thánh lớn nhất. Không phải bàn cãi. Nhưng nếu đưa ra câu hỏi thứ hai: Tại sao Thánh Cả lại là lớn nhất? Chắc chắn người ta sẽ khó đồng ý với nhau. Vì sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau.

Thật vậy, xét về phẩm trật thì Thánh Cả chẳng có địa vị gì trong Giáo hội. Không là Giáo hoàng. Không là Giám mục. Không là Linh mục. Không là Tu sĩ. Thật bất ngờ, vị Thánh Cả lớn hơn mọi vị thánh chỉ là một giáo dân. Một giáo dân bình thường.

Xét về giai cấp trong xã hội thì Thánh Cả chẳng có vai vế gì. Không là quan chức. Không là trí thức. Không là đại gia. Không thuộc hàng quí tộc. Chỉ là thợ thuyền bình thường.

Xét về thành tích thì Thánh Cả chẳng làm gì phi thường hay khác thường. Không làm những phép lạ cả thể. Không có những bài giảng hùng hồn thuyết phục. Không hãm mình phạt xác đến tiều tuỵ héo hon. Không xây dựng những công trình hoành tráng. Ngài chỉ làm những công việc hằng ngày của một người bình thường.

Vậy tại sao ngài là Thánh Cả, tức là thánh lớn hơn mọi vị thánh? Thưa vì ngài chu toàn những việc Thiên Chúa trao phó.

Bài Tin mừng cho thấy Chúa trao nhiệm vụ cho thánh Giuse. Đó là đón nhận Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Đó chẳng phải là đi đến những chân trời xa lạ. Đó là trở về nhà mình. Đó không phải là những công việc lớn lao. Đó chỉ là chăm sóc một gia đình bé nhỏ, chăm sóc cho những người gần gũi mình nhất, lo cho vợ con.

Được trao nhiệm vụ, thánh Giuse lập tức đón nhận, không một lời từ chối, cũng không một lời bàn bạc, thắc mắc. Đó là một thái độ mau mắn với nhiệm vụ Chúa trao, và luôn tha thiết với nhiệm vụ. Ngài coi đó là việc cần thiết nhất, llà việc quan trọng nhất, nên thánh nhân tận tâm chu toàn nhiệm vụ.

Đón nhận rồi, Thánh Cả tận tuỵ chu toàn nhiệm vụ. Thánh Cả hết lòng chăm sóc cho Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Công việc bình thường và kéo dài đó là nuôi sống gia đình. Ngài phải làm thợ mộc vất vả, nuôi sống gia đình bằng mồ hôi và sức lao động mạnh mẽ của đôi tay. Nhưng cuộc sống đâu có phẳng lặng êm trôi. Cuộc sống người nghèo lại càng bấp bênh, nhiều biến động. Để Đức Mẹ hạ sinh Chúa, thánh nhân phải vất vả dọn dẹp chuồng súc vật, tìm kiếm những phương tiện tối thiểu cho Chúa và Mẹ. Như một chỗ nằm cho Hài Nhi Giêsu. Có nước sạch cho Mẹ Maria. Có chỗ nấu ăn chuẩn bị đôi chút cho Mẹ…Nhưng việc đưa Mẹ và Chúa Hài Nhi trốn sang Ai cập mới thật gay go. Gia đình nghèo không có tiền của. Lại phải trốn chạy bạo vương. Chắc chắn chuyến đi phải rất vất vả thiếu thốn. Nhưng thánh nhân, bằng sự tận tuỵ đầy trách nhiệm, đã đưa Chúa và Mẹ đi về bình an. Ngài hoàn thành mọi việc khó khăn với một đức tin kiên vững.

Trên hết thánh nhân có một đức tin kiên vững. Đời sống thánh nhân tràn đầy những bóng tối khó khăn thử thách. Đức tin là ngọn đèn soi cho ngài đi trong đêm đen. Luôn vững tin vào Lời Chúa nên thánh nhân mau mắn đón nhận Đức Mẹ. Luôn vững tin vào ơn Chúa quan phòng nên thánh nhân đem hết sức lao động nuôi sống gia đình. Luôn vững tin vào ơn Chúa phù trợ nên thánh nhân bình tĩnh vượt qua sóng gió. Sóng nhỏ như phải lo liệu chỗ trú ẩn cho Đức Mẹ sinh con. Sóng lớn như phải trốn chạy bạo chúa Hêrôđê. Nhưng có ánh sáng đức tin thánh nhân đã vượt qua hết mọi bóng đêm và sóng gió. Thư Rôma đã sánh ví đức tin của ngài với đức tin của tổ phụ Abraham: “Mặc dầu không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin”. Tin là huỷ mình ra không. Là để cho Chúa làm mọi việc. Chính vì thế mà việc dù khó đến đâu cũng đi đến thành công.

Qua cuộc đời Thánh Cả Giuse, Chúa muốn nhắc nhở tôi rằng: Để nên thánh, không cần phải đi đến những chân trời xa lạ. Hãy trở về nơi mình đang sống. Đó là nơi Chúa gửi ta đến. Đó là nơi quan trọng nhất. Vì đó là nơi Chúa muốn ta ở. Đừng tìm những việc lớn lao ngoài tầm tay của mình. Hãy chu toàn công việc bổn phận hằng ngày. Đó là những việc Chúa giao cho ta làm. Đó là những việc quan trọng nhất. Vì đó là việc của Chúa. Đừng tìm phục vụ những người xa xôi. Hãy chăm sóc cho những người đang sống bên cạnh mình. Đó là Chúa đang ở cạnh ta.

Bây giờ thì tôi đã hiểu tại sao thánh Giuse trở nên Thánh Cả. Thưa vì ngài ở nơi Chúa chỉ. Làm việc Chúa giao. Yêu người Chúa ban. Những việc ngài làm đều nhỏ bé, nhưng ngài làm vì Chúa và làm việc của Chúa nên những việc ấy trở nên có giá trị lớn lao. Vì chu toàn việc của Chúa nên ngài trở nên Thánh Cả.

Mừng lễ Thánh Cả, ta hãy noi gương ngài. Hãy biết nơi ta đang ở là nơi quan trọng nhất, vì đó là nơi ở của Chúa. Việc ta đang làm là việc quan trọng nhất, vì đó là việc của Chúa. Người đang sống bên ta là người quan trọng nhất, vì là Chúa ở bên ta.

Lạy Thánh Cả Giuse, xin giúp chúng con biết yêu mến nơi con đang ở. Yêu mến việc con đang làm. Yêu mến người đang ở bên con. Để con nên giống Thánh Cả, chu toàn mọi việc Chúa trao.

+ĐTGM.Giuse Ngô Quang Kiệt.

(ảnh: Vatican News).

Theological Reflection – Spring 2024

Every Friday, I accompany Brother Sinh Nguyen on visits to give Holy Communion to patients at Midstate Medical Center in Meriden. This field education has provided me with valuable experiences and has also served as an opportunity for me to learn and prepare for my future service mission.

Every week, we administer Holy Communion to approximately 50-60 patients. Consequently, one of the initial lessons I learned was the importance of patience and attentive listening. Each patient presents unique circumstances, battling different illnesses and undergoing varied treatments. Some individuals grapple with sadness and negative thoughts in the face of illness, while others remain optimistic and accepting. Some find solace in their faith, feeling united with Jesus on his journey of suffering. Some people think that God is unfair and cruel for letting them get sick. Some patients find comfort in the presence of caring relatives, while others endure their illnesses alone. Therefore, despite the need to attend to numerous patients, we need to remain patient, empathetic, and supportive, lending a compassionate ear to their concerns and offering solace whenever possible.

The second thing I need to cultivate is to generously sacrifice my time when visiting each patient. The number of patients we need to visit is very large, and time is limited, so we need to generously sacrifice our time. I admire DCN. Dan never looks at his watch every time he visits a patient, and never picks up his phone during that time. If I rush and do not want to spend time with each patient, I will not be able to fulfill the mission entrusted to me.

When visiting the sick, I carry within me the sentiments of the Virgin of Mary when visiting Elizabeth. Like Mary, who brought comfort and assistance to Elizabeth in her old age, I bring God’s presence and support to those who are unwell. Following Mary’s example, I approach this field of education with joy and enthusiasm.

Just as Jesus always cared for and healed the sick, both physically and mentally, I also need to learn the lesson of caring and listening to the sick people I am sent to visit. This lesson prepared me to serve everyone, especially those who are suffering, ill, or in need.

In summary, my experience in hospital field education has taught me patience, empathy, and a generous spirit towards patients. These lessons will greatly benefit me in my future mission.